x
What wrong with you???
Trang chủ / Tin tức

Phân loại hàng hóa vận chuyển đường hàng không

ETruck là doanh nghiệp có hơn 20 năm cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa cho các doanh nghiệp. Phần lớn, hàng hóa mà công ty vận chuyển là hàng hóa được vận chuyển qua đường hàng không, sau đó sử dụng các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ như ETruck để trung chuyến tới các điểm nút phân phối trong chuỗi cung ứng.

Đối với những hàng hóa được vận tải đường hàng không, thông thường khi tiếp nhận, chúng đã được phân loại kỹ càng và ETruck cũng cần đáp ứng các loại xe, quy trình để lưu trữ, chuyên chở một cách phù hợp.

Dưới đây là cách phân loại hàng hóa hàng không cơ bản.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có thêm hiểu biết về các loại hàng hóa mà ETruck chuyên chở nói riêng cũng như được vận chuyển qua đường hàng không nói chung.

1. Phân loại hàng hóa hàng không?

Trong vận tải hàng hóa hàng không, người ta thường chia hàng hóa thành 2 nhóm lớn:

– Hàng hóa thông thường

– Hàng hóa đặc biệt

Trong hàng hóa đặc biệt sẽ chia nhỏ thêm thành nhiều danh mục nhỏ khác. Những loại hàng hóa đặc biệt được phân loại dựa trên tính chất, loại hàng cũng như quy trình riêng để phục vụ các nhóm hàng hóa đó.

Những hàng hóa thông thường sẽ có quy trình khai thác đơn giản hơn nhiều so với hàng hóa đặc biệt. Hàng hóa nhóm này cũng tốn ít thời gian vận chuyển, làm thủ tục hơn so với nhóm hàng hóa còn lại.

2. Như thế nào là hàng hóa thông thường?

Hàng hóa được coi là thông thường (trong vận tải hàng không) khi tất cả các yếu tố như quy cách đóng gói, tính chất hàng hóa, kích thước của chúng ở giới hạn cho phép và được chấp nhận vận chuyển bằng đường hàng không.

Lưu ý, hàng hóa thông thường phải đáp ứng đồng thời các yếu tố nói trên. Dù hàng hóa có được đóng gói đảm bảo, tính chất hàng hóa tốt, không ảnh hưởng đến điều kiện bay, tuy nhiên nếu kích thước hàng quá khổ (quá dài, quá to, cồng kềnh), … cũng sẽ không được coi là hàng thông thường khi vận chuyển (bởi những hàng hóa này cần quy trình phục vụ riêng).

Một số hàng hóa thông thường có thể thấy như: linh phụ kiện (được đóng gói), giày dép, quần áo, …

3. Hàng hóa đặc biệt là gì?

Ngược lại hàng hóa thông thường chính là hàng hóa đặc biệt. Những hàng hóa dạng này đòi hỏi cần xử lý, khai thác theo quy trình riêng khi lưu trữ và vận chuyển.

Dựa vào tính chất, người ta phân loại hàng hóa đặc biệt thành 9 nhóm hàng hóa nhỏ hơn bao gồm:

* Động vật sống

Các động vật sống có thể vận chuyển trong máy bay bình thường tuy nhiên cần đảm bảo các yếu tố về việc tiếp nhận, quy trình chăm sóc, lồng nuôi nhốt, …

Cần đảm bảo những “hàng hóa đặc biệt” này luôn có điều kiện sức khỏe tốt trong suốt hành trình, không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, mùi hay an toàn chung cho chuyến bay.

* Hàng hóa giá trị cao

Những hàng hóa này thường được lưu trữ ở khu vực riêng, giám sát bởi lực lượng an ninh chuyên biệt. Giá trị của những hàng hóa này thường > 100.000đ/kg.

Các loại hàng hóa giá trị cao thường gặp như: máy tính, máy ảnh, kim loại quý, kim cương, tiền mặt, …

* Hàng hóa ngoại giao

Đây là những hàng hóa riêng, được gửi trao đổi giữa các cơ quan chính quyền của Quốc gia, cơ quan lãnh sự, đại sứ quán. Hàng hóa ngoại giao thường được bảo mật, lưu trữ ở khu vực riêng.

* Hài cốt

Đây là “hàng hóa” mang tính chất đặc thù nhất trong cách thức phân loại hàng hóa đặc biệt. Các yêu cầu về đóng gói hay thủ tục để vận chuyển “hàng hóa” dạng này có thể khác nhau tùy theo một số Quốc gia.

* Hàng mau hỏng

Hàng mau hỏng thường là các loại thực phẩm như: thịt, hải sản, rau củ quả, đồ đông lạnh, … Những hàng hóa này được lưu trữ ở khoang lạnh riêng, đảm bảo về nhiệt độ bảo quản.

* Hàng nguy hiểm

Theo quy định về an toàn hàng không, hàng hóa nguy hiểm được phân loại làm 9 nhóm nhỏ khác bao gồm: chất nổ, khí, chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, chất oxy hóa, Chất độc dễ lây nhiễm, Chất phóng xạ, chất ăn mòn, các chất khác, …

* Hàng hóa ướt

Những hàng hóa này thường cần độ ẩm hay quy cách đóng gói có nước đi kèm, ví dụ vận chuyển các loại thủy, hải sản, thịt, …

* Hàng có mùi (mạnh)

Những hàng hóa này thường có mùi nồng, mạnh ảnh hưởng đến môi trường chung. Nhóm hàng có mùi cần được đóng gói kín để không ảnh hưởng đến những loại hàng hóa khác. Ví dụ về hàng có mùi như: dầu, tỏi, cheese, …

* Hàng hóa nặng

Hàng hóa nặng thường có khối lượng rất lớn, đôi khi có thể > lớn tải trọng chịu của pallet chức. Một số có kích thước cồng kềnh, vượt khổ thông thường, …

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về cách phân loại hàng hóa trong vận tải hàng không. ETruck cũng dựa vào việc phân loại các hàng hóa này để xây dựng giải pháp vận chuyển phù hợp với đặc thù từng loại hàng của đơn vị.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về quy trình hay dịch vụ vận chuyển hàng hóa, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Chia sẻ mạng xã hội: