x
What wrong with you???
Trang chủ / Tin tức

Quy định về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa như thế nào được coi là nguy hiểm?

Việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có gì cần chú ý?

Quy định về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cụ thể?

Để nắm rõ các thông tin nói trên, quý khách có thể tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.

1. Hàng hóa nguy hiểm theo quy định gồm những loại nào?

Hàng hóa được coi là nguy hiểm nếu như những hàng hóa đó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, tác động xấu đến môi trường, có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn. Những hàng hóa này bao gồm nhiều chất và hợp chất khác nhau có thể tồn tại ở các thể rắn, lỏng, khí.

Theo quy định, hàng hóa nguy hiểm gồm 9 nhóm như sau:

STT Nhóm Loại hàng hóa nguy hiểm chi tiết
1 Thuốc nổ – Các loại chất nổ

– Các chất – vật liệu gây nổ công nghiệp

 

2 Chất khí – Khí Gas dễ cháy

– Khí Gas không dễ cháy

– Các loại khí Gas không độc hại

– Chất khí độc

3 Chất lỏng dễ cháy – Các loại chất lỏng dễ cháy, chất nổ lỏng như: sơn, dầu, xăng, cồn, loại rượu có nồng độ cồn cao,…
4 Chất rắn dễ cháy – Chất rắn dễ cháy

– Chất có khả năng tự bốc cháy

– Chất phản ứng khi nước tiếp xúc sẽ phát ra khí dễ cháy

5 Chất oxy hóa và chất pe-ro-xit hữu cơ – Chất oxy hóa

– Chất hữu cơ có nhiều oxy

6 Chất độc và chất lây nhiễm – Chất độc

– Chất lây nhiễm

7 Chất phóng xạ – Trang thiết bị y tế như máy chiếu, máy chụp và một số thiết bị của ngành dầu khí…
8 Chất ăn mòn – Ví dụ như các loại pin, ắc quy, axit…
9 Hàng nguy hiểm khác – Bao gồm các chất nguy hiểm nằm ngoài 8 nhóm kể trên, những hàng hóa giới hạn vận chuyển bằng đường hàng không và các hình thức vận tải khác.

2. Quy cách đóng gói đối với hàng hóa nguy hiểm?

Hàng hóa nguy hiểm cần được đóng gói, đánh dấu và dán nhãn phân biệt riêng để đảm bảo việc vận hàng và khai thác. Những quy định được nêu rất rõ trong Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT. Theo đó, các loại hàng hóa nguy hiểm (phân loại theo nhóm) cần:

– Đối với hàng hóa là các loại hóa chất dễ ăn mòn, dễ gây phản ứng khi tiếp xúc: cần đựng trong các lọ thủy tinh kín hoặc các chất liệu chứa phù hợp.

– Đối với hàng hóa các loại hóa chất dễ gây cháy nổ/hàng hóa dễ bắt lửa: cần đóng gói kín, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tránh xa lửa hoặc các tác nhân có thể gây ra lửa trong suốt hành trình vận chuyển.

– Đối với hàng hóa là các loại hóa chất độc hại, dễ lấy nhiễm: cần chứa trong những chai, lọ, bình chuyên biệt. Người khai thác các mặt hàng này cần được trang bị quần áo bảo hộ lao động và các thiết bị chuyên dùng khác.

– Đối với hàng hóa là các loại xăng dầu: cần được chuyên chở trên các xe đặc thù, bồn chứa, …

– …

3. Để được vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đáp ứng điều kiện nào?

Hàng hóa nguy hiểm chỉ được vận chuyển khi được cấp phép của đơn vị có thẩm quyền. Cá nhân/đơn vị vận tải muốn vận chuyển phải có giấy phép lưu thông mặt hàng này. Mỗi nhóm hàng hóa nguy hiểm sẽ do một đơn vị chuyên trách quản lý:

– Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; quản lý, cấp giấy phép các loại hóa chất liên quan đến bảo vệ thực vật

– Bộ Công thương: quản lý, cấp giấy phép vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm thuộc nhóm 2, nhóm 3, các loại xăng dầu, khí đốt, các chất gây nguy hiểm khác.

– Bộ Y tế: quản lý, cấp phép vận tải loại chất dùng trong y tế, hóa chất, chất diệt khuẩn, …

– Bộ Khoa học công nghệ: quản lý, cấp phép vận tải cho các hàng hóa nhóm 5, 7 và 8

– Bộ Công an: quản lý, cấp phép vận tải cho các hàng hóa nhóm 1, 2, 3, 4 và nhóm 9

Bên cạnh đó có thể có một số loại hàng hóa nguy hiểm đặc thù, nằm trong diện giới hạn, cần xin phép lưu thông ở các đơn vị có liên quan khác.

4. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?

Đầu tiên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện về an toàn giao thông. Những xe này không được phép sử dụng móc kéo và phải được trang bị các thiết bị chuyên dụng khi vận tải hàng hóa.

Xe chuyển hàng hóa nguy hiểm cần có thùng xe kín hoặc được phủ bạt, che chắn kỹ càng để các chất, hàng hóa bên trong không rơi, vãi hay chịu những tác động từ yêu tố môi trường bên ngoài. Trên xe cần có đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Những xe chở hàng hóa nguy hiểm cũng cần dán các ký hiệu nhận diện đặc biệt (ở hai bên hông và phía sau thùng xe) để các phương tiện nhận biết khi tham gia giao thông.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về quy trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Để nhận tư vấn thêm về dịch vụ vận tải các loại hàng đặc thù này, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Chia sẻ mạng xã hội: