x
What wrong with you???
Trang chủ / Tin tức

Lưu ý khi vận chuyển hàng hóa dễ vỡ đường dài

Là một doanh nghiệp có hơn 20 năm cung ứng các dịch vụ vận tải cho cá nhân/doanh nghiệp, ETruck đã trải qua vô số lần vận chuyển hàng hóa dễ vỡ.

Có nhiều trường hợp, khi tới địa điểm giao, hàng hóa bị bể, nứt, vỡ mà hộp bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn, không móp méo gì.

Những trường hợp như vậy phần lớn là do cách thức đóng gói chưa được phù hợp từ các cá nhân/tổ chức gửi hàng.

Để hạn chế tình trạng đó, ETruck xin gửi tới quý khách hàng một số mẹo đóng gói hàng hóa dễ vỡ khi vận chuyển thông qua bài viết dưới đây.

1. Hàng hóa dễ vỡ là những hàng hóa như thế nào?

Những hàng hóa dễ vỡ là những hóa hóa dễ bị những yếu tố bên ngoài tác động gây suy chuyển tính toàn vẹn ban đầu.

Hàng hóa dễ vỡ thông dụng có thể kể đến như: các đồ thủy tinh, chai lọ sành sứ, các thiết bị y tế, đồ trang trí nhiều bộ phận, …

Chỉ một tác động nhỏ có thể khiến những hàng hóa nói trên bị bể, nứt, vỡ nếu như không được đóng gói một cách thực sự đảm bảo.

Điều này có thể gây ra những thiệt hại không đáng có cho cá nhân/doanh nghiệp.

2. Đóng gói như thế nào để đảm bảo cho vận chuyển hàng hóa dễ vỡ

Với những hàng hóa dễ vỡ, chúng ta cần đóng gói kỹ càng để đảm bảo an toàn trong suốt hành trình vận chuyển.

Nguyên tắc cơ bản nhất khi đóng gói là BAO BỌC và GIẢM CHẤN.

– Bao bọc: đảm bảo các phần bề mặt của hàng hóa không bị trầy xước khi để chung với các hàng hóa khác hay bị suy chuyển trong quá trình vận tải (đường sốc, trơn, …)

– Giảm chấn: đảm bảo hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của lực tác động bên ngoài lên các hàng hóa, từ đó giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến chúng.

Quý khách có thể tham khảo quy trình đóng gói hàng hóa dễ vỡ dưới đây để có thể áp dụng cho mình:

– Bước 1: Sử dụng các tờ giấy báo, giấy ăn mềm bao bọc xung quanh bề mặt hàng hóa

– Bước 2: Quấn giấy xốp hơi (bubble) xung quanh hàng hóa, đặc biệt quấn thêm ở những phần dễ vỡ của mặt hàng đó

– Bước 3: Đặt các vật liệu giảm chấn ở phía bên dưới kiện hàng (xốp hơi, vụn giấy, …) sau đó để hàng hóa xuống dưới lớp nền đó

– Bước 4: Sắp xếp hàng hóa gọn gàng, tránh để chồng quá nhiều đồ lên nhau

– Bước 5: Giữa các sản phẩm nên đệm thêm các vật liệu giảm chấn ngăn cách (tránh cọ xát giữa các sản phẩm bên trong kiện hàng), ngoài ra lấp đầy những khoảng trống còn lại trong kiện hàng bằng các vật liệu thích hợp (hạn chế dự dịch chuyến, cố đình hàng hóa khi vận chuyenr)

– Bước 6: Cẩn thân hơn chúng ta có thể bọc thêm một lớp chống xốc bên ngoài kiện hàng để đảm bảo an toàn cho cả kiện nói chung

3. Cần lưu ý gì khi vận chuyển hàng hóa dễ vỡ (phía đơn vị cung cấp dịch vụ)?

Bên cạnh việc chú ý đóng gói hàng hóa, để vận chuyển hàng hóa dễ vỡ an toàn, chúng ta cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  1. Không nên sử dụng các vật liệu cứng như bìa carton, giấy cứng, vải, … để làm vật liệu bọc, hay giảm chấn. Bởi những vật liệu này thường có cạnh sắc, bề mặt nhám dễ làm xước hàng hóa
  2. Nên sử dụng băng dính dán thùng hàng, bên trong lẫn bên ngoài, tránh sử dụng các loại dây buộc
  3. Với những hàng hóa có kích thước nhỏ có thể đóng riêng thành từng hộp nhỏ rồi sắp xếp thành các khối, như vậy sẽ bảo đảm hơn việc xếp tất cả vào một kiện lớn
  4. Khi đóng gói hàng nên chừa phần bề mật có đủ khoảng trống để ghi các thông tin cần thiết, note, đánh dấu
  5. Lựa chọn một đơn vị vận tải chuyên nghiệp thực hiện vận chuyển các loại hàng hóa dễ vỡ này.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm khi vận chuyển hàng hóa dễ vỡ. Nếu có thêm những thắc mắc cần tư vấn, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Chia sẻ mạng xã hội: